Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

XÃ HỘI NGUYÊN THỦY


                          Thái Bá Tân
 

               Trong xã hội nguyên thủy,
               Mọi người sống với nhau,
               Không khái niệm đẳng cấp,
               Sang hèn hay nghèo giàu.

               Cùng chung sức làm việc,
               Không tranh giành miếng ăn.
               Không khái niệm bóc lột.
               Không ghen ghét, thù hằn.

               Vào thời tối cổ ấy
               Thức ăn còn chưa nhiều,
               Lại sống cùng thú dữ,
               Quả khốn khó nhiều điều.

               Cùng với sự tiến hóa,
               Con người đã khôn dần,
               Biết chế tạo công cụ,
               Kiếm được nhiều thức ăn.

               Họ biết nuôi gia súc,
               Trồng ngũ cốc, rau xanh,
               Lấy vỏ cây dệt vải,
               Làm đồ gốm, đồ sành.

               Tuy nhiên, công cụ đá
               Dẫu tiến bộ rất nhiều,
               Nhưng năng suất lao động
               Chẳng hơn được bao nhiêu.

               Sáu nghìn năm về trước,
               Con người tìm thấy đồng,
               Cùng các kim loại khác
               Rồi học cách gia công.

               Họ chế tao nông cụ,
               Các vật dụng trong nhà,
               Cả các đồ trang sức,
               Xẻ gỗ để dựng nhà.

               Nhờ có công cụ mới,
               Họ khai phá đất hoang,
               Săn bắt nhiều dã thú,
               Sản xuất, trao đổi hàng.

               Rồi hàng hóa, lương thực
               Được làm ra cuối cùng
               Vừa nhiều vừa đa dạng,
               Vượt quá mức tiêu dùng.

               Số lượng dư thừa ấy
               Được những người thông minh
               Hay khỏe mạnh chiếm giữ
               Làm của riêng cho mình.

               Họ ngày càng giàu có,
               Không cùng làm, cùng ăn,
               Mà trở thành bóc lột,
               Và thế là dần dần

               Một giai cấp xuất hiện,
               Sống bằng bóc lột người.
               Xã hội cũ tan rã,
               Xã hội mới ra đời.

               *
               Cái xã hội nguyên thủy,
               Dạng xã hội đầu tiên,
               Đại khái là thế đấy,
               Như ông vừa kể trên.

               Mai, trước khi kể tiếp,
               Về lịch sử nước nhà,
               Ông sẽ điểm ngắn gọn,
               Kiểu cưỡi ngựa xem hoa,

               Một số quốc gia cổ,
               Cả Đông và cả Tây.
               Các cháu đồng ý chứ?
               Thôi, tạm dừng hôm nay.

               À mà khoan, gượm đã,
               Có chuyện ngụ ngôn này,
               Ông kể cho các cháu,
               Bảo đảm là rất hay.

               Ông Esop viết nó
               Cách đây ba nghìn năm,
               Một nô lệ Hy Lạp,
               Nếu ông nhớ không nhầm.

               Các cháu lắng nghe nhé,
               Vừa hay vừa thông minh.
               Nghe xong, phải cố gắng
               Rút bài học cho mình.

Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

Gửi Trường Sa



                        (Tặng các chiến sĩ đang canh giữ  đảo)

            
     Em gửi về đảoTrường Sa
       Tóc hương bồ kết quê nhà yêu thương

       Vùng trời nắng gió biên cương
       Biển mênh mông sóng đêm trường xa xôi
       Lửa thiêng sông núi gọi rồi
       Lời cha nhắn nhủ từ thời hoang sơ.

       Long Quân cùng với Âu Cơ
       Tiên Rồng khắc cốt bến bờ đảo xa
       Giang tay ôm biển bao la
       Âm vang tiếng của ông cha vọng về

       Tuổi trẻ “sát thát” lời thề
       Trái tim nhiệt huyết không nề nguy nan
       Tổ Quốc Đất Mẹ huy hoàng
       Một tấc phải giữ sẵn sàng hy sinh

                                                          Đào Kim Quy

5 động tác yoga cho làn da sáng đẹp

Tập luyện Surya Namaskara (chào mặt trời) giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, duy trì làn da đẹp tự nhiên.

Yoga là phương pháp thần kỳ, giúp cho làn da sáng đẹp tự nhiên và khỏe mạnh. Không cần sử dụng các mỹ phẩm đắt tiền, bạn chỉ cần tập yoga thường xuyên để nuôi dưỡng làn da tươi tắn. Hãy tham khảo các động tác yoga dưới đây để có được làn da luôn tươi trẻ.
1. Halasana (tư thế cái cày)
Chuẩn bị: Nằm ngửa trên thảm.
Bắt đầu: Hít sâu hoặc thở ra, tỳ hai tay xuống thảm, dùng lực ở eo bụng đưa hai chân lên qua đầu, đến khi các ngón chân chạm thảm.
Giữ tư thế này trong khoảng 15 giây và từ từ đưa chân của bạn trở lại trên tấm thảm. Thực hiện 5 lần với động tác này sẽ giúp tăng tuần hoàn máu, kích thích sự trao đổi chất và làm sáng làn da.
2. Dhanurasana (tư thế bánh xe cơ bản)
Chuẩn bị: Nằm ngửa trên thảm, co hai chân, hai chân mở rộng bằng vai, hai tay duỗi thẳng dọc theo cơ thể. Bàn tay nắm lấy cổ chân.
Bắt đầu: Hít sâu một hơi, nín thở nâng cao bụng lên trên cao, hai tay kéo mạng chân để tăng lực cho việc ưỡn bụng lên cao. Giữ cổ và vai chạm thảm.
Thời gian: Giữ từ 45 giây đến 1 phút (Nâng cao 1 - 3 phút).
Kết thúc: Giữ tư thế nhẹ nhàng, hít vào, hạ xuống, thở ra.
Thường xuyên luyện tập động tác này giúp làn da của bạn săn chắc, khỏe khoắn.
3. Tư thế Seated Twist
Chuẩn bị: Ngồi trên một chiếc chiếu, bắt chéo chân.
Bắt đầu: Đặt tay trái lên đầu gối chân phải, giữ bàn tay thẳng, nhấn tay trái vào phần đùi bên ngoài của chân phải. Tay phải vẫn đặt trên xương chậu. Giữ trong 5 hơi thở. Sau đó lặp lại trình tự hai động tác cuối này với chân trái. Thực hiện tư thế này 5 – 8 lần mỗi ngày sẽ giúp làm lành các mô, tế bào da bị tổn thương, ngăn ngừa nếp nhăn. Thực hiện động tác này thường xuyên còn giúp làn da sáng đẹp một cách tự nhiên.
4. Surya Namaskara (Chào mặt trời)
Động tác Surya Namaskara còn có tên là chào mặt trời. Surya Namaskara có 12 tư thế khác nhau. Động tác này đơn giản nhưng có tác dụng kỳ diệu nếu được tập luyện hàng ngày. Tập luyện Surya Namaskara sẽ giúp loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể, tổng hợp các tế bào da, giúp duy trì làn da đẹp tự nhiên. Ngoài ra nó còn có tác dụng kích thích tuần hoàn máu tốt hơn, làm trái tim khỏe mạnh, giúp thư giãn, giảm stress và chống lão hóa làn da.
5. Savasana (tư thế xác chết)
Chuẩn bị: Nằm ngửa và nhắm mắt lại. Để hai chân một cách tự nhiên. Cánh tay dang ra dọc theo hai bên của cơ thể. Lòng bàn tay hướng lên và đặt các ngón tay cong tự nhiên.
Bắt đầu: Bây giờ bắt đầu thực hiện 5 lần hít thở sâu, dài để làm tan đi sự căng thẳng. Sau khi thực hiện 5 hơi thở sâu dài, chỉ đơn giản vất đi tất cả mọi thứ và đưa mình chìm sâu hơn và sâu hơn vào hư vô.
Tập động tác này thường xuyên giúp cho cơ thể, tâm trí được thư giãn. Chỉ cần thư giãn hoàn toàn, cảm nhận sự yên bình và yên tĩnh với từng hơi thở. Điều này sẽ giúp duy trì làn da đẹp tự nhiên và một cơ thể khỏe mạnh.
Dung Đào

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

Tập đánh máy 10 ngón tay

Phương Pháp Học Gõ 10 Ngón Trên Máy Vi Tính

Làm thể nào gõ bàn phím bằng 10 ngón? Không có gì khó, chỉ cần nhớ 2 quy tắc quan trọng: Cách (kiểu) gõ Tiếng Việt và vị trí bàn phím. Đầu tư thêm chút thời gian tập luyện là bạn có thể gõ 10 ngón dễ dàng. Sử dụng bàn phím với 10 ngón sẽ giúp bạn thao tác nhanh mà không bị mỏi, hơn nữa trông còn rất chuyên nghiệp. Chúng tôi sẽ giúp bạn qua bài tập này! Về cách gõ tiếng Việt trên máy tính:

Có nhiều kiểu gõ tiếng Việt khác nhau nhưng bạn nên học kiểu gõ Telex vì kiểu gõ này có cách bố trí các phím bỏ dấu khoa học nhất, vì thế có thể gõ nhanh hơn.

Bạn có thể download các bộ gõ Vietkey, Unikey

Về bàn phím chuẩn QWERTY

QWERTY là tên bàn phím chuẩn Anh - Mỹ, là dạng bàn phím phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Tên QWERTY bắt đầu từ 6 ký tự đầu tiên của dãy phím chữ.


Bàn phím Qwerty trên máy tính để bàn.

Bí mật của bàn phím - Định vị các phím trong đêm tối:

Với bàn phím Qwerty, bạn có thể định vị các phím rất dễ dàng ngay cả trong bóng tối vì trên phím F và phím J luôn có một gờ nhỏ. Tương tự, phím số 5 ở bàn phím số (bên phải) cũng có một gờ nhỏ giúp bạn định vị dễ dàng.

Tư thế gõ:

Thả lỏng tay trong trạng thái tự nhiên ở tư thế úp. Đặt nhẹ 2 bàn tay lên bàn phím sao cho ngón trỏ tay trái đặt vào phím F, ngón trỏ tay phải đặt vào phím J.

Danh sách các phím cho từng ngón tay:

Tay trái:
- Ngón út: Q, A, Z, Phím Ctrl trái, Shift trái
- Ngón cam (hoặc danh): W, S, X
- Ngón giữa: E, D, C
- Ngón trỏ: R, T, F, G, V, B
- Ngón cái: Space bar (phím cách trống)

Tay phải:
- Ngón trỏ: Y, U, H, J, N, M
- Ngón giữa: I, K
- Ngón cam: O, L
- Ngón út: P, Phím Ctrl phải, Shift phải
- Ngón cái: Space bar (phím cách trống)

Sau khi nhớ mặt phím, bạn có thể bắt đầu tập gõ. Cũng có một số phần mềm chuyên nghiệp được thiết lập sẵn các bài tập giúp bạn thực hành.

Ngoài ra bạn có thể sử dụng một số phần mềm dạng Game giúp tập gõ bàn phím 10 ngón dễ dàng hơn. Sử dụng từ khóa Touch Game, Typing tutor để tìm các phần mềm này.

chúc các bạn thành công
(Theo ketnoisunghiep.vn)

Thêm bình luận

Hãy tham gia bình luận!




:D:lol::-);-)8):-|:-*:oops::sad::cry::o:-?:-x:eek::zzz:P:roll::sigh:
1000 Ký tự còn lại


Security code
Refresh


Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

Kỷ luật không nước mắt - Cách dạy con không dùng bạo lực



Lấy ví dụ về con voi bị xích trong vườn thú Thủ Lệ. Vì sao 1 con voi hoàn toàn có đủ sức mạnh để phá tung sợi xích mỏng manh đó và thoát ra ngoài mà nó lại không làm như vậy?

Tại sao ư? Tại vì con voi đó từ bé nó đã bị xích như vậy, mỗi lần nó phá xích hay có ý định phá xích là có người đánh nó. Cứ như vậy cho đến lúc dần dần nó không còn dám nghĩ đến việc phá sợi xích đó nữa, nó đã mất hết bản năng về việc đó. Nó đã không biết dùng sức mạnh của mình để cứu lấy mình.

Vậy các bố mẹ nhà mình có muốn con chúng ta cũng trở lên giống như con voi đó không?

Dạy con bằng bạo lực là quan điểm phong kiến (giống như ông bà ta vẫn hay có câu: thương cho roi, cho vọt), ngày nay chúng ta cần dạy con bằng lí lẽ.

 Bố mẹ nào có quan điểm hay vấn đề nào hay về chủ đề này thì cùng chia sẻ nhé.

.......................................................................................................................................................

Cái mà chúng ta hướng tới là một xã hội bình đẳng, chỉ có vai trò khác biệt chứ không có sự khác biệt về quyền lực.

Tôi nhớ mãi có một bức hình chụp Tổng thống Obama bắt tay người quyết rác, và ông có nói " Trong công việc chúng ta có vai trò khác nhau nhưng ngoài công việc chúng ta đều là những người đàn ông bình thướng"

Chúng ta vẫn thường quen là: trong công ty sếp là vua, trong lớp học thầy cô là vua, trong gia đình bố mẹ là vua. Xin thưa rằng đó là một xã hội phong kiến. Cho dù chúng ta có nói đây là một nước Việt Nam dân chủ CH hay CHXHCNVN nhưng thực ra người Việt chúng ta chưa bao giờ được sống trong một xã hội gọi là dân chủ chúng ta vẫn sống trong xã hội bản chất là phong kiến. Do đó, cho đến khi nào chúng ta vẫn còn sống trong xã hội phong kiến thì chúng ta vẫn còn tin vào bạo lực. Quyền lực của xã hội phong kiến là dựa trên bạo lực còn quyền lực của xã hội chủ nghĩa là dựa trên lí lẽ.

Hôm nay, tôi muốn giới thiệu tới các bạn một lối sống mới, một môi trường mới, không bạo lực. đây là sự tiến hóa tự nhiên của nhân loại chứ không phải do ai viết ra một chủ thuyết, không phải ai đó đưa ra lí tưởng cao đẹp. Mỗi con người đều có nhu cầu được yêu thương và nhu cầu được tôn trọng, con cái chúng ta cũng rất cần nhu cầu đó.

Và tôi xin giới thiệu: kỷ luật không nước mắt

Tôi sẽ giới thiệu 2 cách phạt con với 2 lưới tuổi khác nhau mà không cần đòn roi

Thứ nhất là: Dùng cho trẻ từ 3-6 tuổi

Thứ 2 là: Dùng cho trẻ từ trên 6 tuổi

Có nhiều người sẽ hỏi: Thế bé dưới 3 tuổi thì sao?

Dưới 3 tuổi trẻ em chưa biết lí lẽ. Có nhiều bé 2 tuổi rưỡi bắt đầu nhưng trung bình là 3 tuổi.Ở độ tuổi này cái cần của chúng ta là dạy cho con có ý chí theo đuổi cái tốt và tránh xa cái xấu của riêng nó chứ không phải nó làm vì bố mẹ.Do đó, trước 3 tuổi đừng cố gắng dạy dỗ, lúc đó mục đích là giúp cho bé phát triển hết khả năng, phát triển hết tiềm năng học hỏi của nó.

Có một bạn đã hỏi câu hỏi sau:

Chị A: Em nghĩ trẻ dưới 3 tuổi là nó hiểu được lí lẽ và biết sợ khi em phạt nó.Ở nhà, em cấm bé không sờ tay vào ổ điện, cấm nhiều lần nhưng nó vẫn sờ vào và em phạt nó. Lần sau nó sờ vào ổ điện thì nó nhìn em, thấy thái độ của em là nó không sờ nữa.

Chị Liên: À, thế là bé nhà chị nó đâu có sợ điện mà là sợ chị.Và cái chị dạy cho nó là “sợ chị”

Dưới 3 tuổi mục đích của bé là khám phá, tìm hiểu, học hỏi theo cách riêng của nó. Khi nó chống đối cha mẹ thì đó là đang tìm hiểu khả năng ảnh hưởng của nó tới môi trường như thế nào, và môi trường trong đó có cha mẹ. Do đó thay vì phạt con vì con sờ vào ổ điện thì ở Mỹ người ta che hoặc bịt lại hết ổ điện. Người ta bọc những nơi nguy hiểm đẻ trẻ em tự do tìm hiểu môi trường xung quanh nó chứ không tạo ra biên giới vô hình xung quanh đứa trẻ, nó sẽ làm cho đứa trẻ lớn lên trở thành người hay sợ hãi, không tự tin, không dám vượt qua khả năng để làm những việc khó khăn. Hãy tạo ra môi trường an toàn để cho con mình thỏa sức khám phá môi trường xung quanh nó.

Chúng ta ở nhà thường hay cấm bé cắn đồ, mút tay nhưng chúng ta đã quên rằng cách tốt nhất để nó tìm hiểu môi trường, đó là Cắn. Chúng ta phải hiểu được nhu cầu chính đáng của đứa trẻ để làm sao cho con chúng ta phát triển được hết tiềm năng.

.....................................................................................................................................................

Trước khi đi vào phần cách phạt con thì chúng ta cùng nói khái niệm về qui tắc thưởng phạt sau đây. Đó là chỉ thưởng phạt trên cái muốn, không thưởng phạt trên cái cần. Vậy muốn là gì, cần là gì?

Chúng ta ai cũng có phần con và phần người. Phần con, cần: ăn, uống, ngủ, thở, vệ sinh, an toàn, hoạt động. Phần người, cần: yêu thương, học hành, lắng nghe, tôn trọng, phát triển, cảm thong, phát biểu, suy nghĩ. Trên đây tạm gọi là 1 nhu cầu căn bản của một con người, là nhưng cái gọi là cái cân

Chúng ta có nghĩ rằng chúng ta có đầy đủ những cái quyền trên này hay không???Từ bé đến giờ chúng ta có bao giờ nghe thấy những câu này chưa?“con nít biết gì im đi”“

A: thầy ơi cho em hỏi

Thầy: Tôi là thầy hay em là thầy?”

“con mà không nghe lời mẹ là mẹ không cho ăn tối”

 “Mẹ ơi con muốn học đàn.

Mẹ: không, còn phải học chữ”

Vậy, phạt trên cái muốn là sao:

Ăn: ăn đủ dinh dưỡng, an toàn là đủ rồi -> cái này là cái cần

Không con muốn ăn KFC cơ -> đây là cái muốn

Mặc: mặc đủ ấm, che thân, thoải mái là được rồi -> cái này là cái cần

Không con muốn ăn mặc thời trang cơ -> cái đó là cái muốn

Trẻ em có quyền học hỏi, thông tin, nên một ngày nó cần 0.5h TV, internet -> cái đó là cần

Trên thời gian đó là muốn

Do đó, nếu trẻ em nó không nghe lời thì chúng ta sẽ lấy đi cái nó muốn chứ không được lấy đi cái nó cần.

“Tuần này con sẽ được đi ăn KFC nếu con đi ngủ đúng giờ”

“Tuần này con sẽ được uống pepsi nếu con học bài đúng giờ”

"Tuần này thay vì con được đi ăn KFC thì con sẽ phải ăn tối ở nhà vì con đánh bạn"

"Tuần này thay vì có một lon Pepsi trong tủ thì không có lon pepsi nào cả vì con không chịu chào hỏi mọi người"

.....................................................................................................................................................

Quay trở lại, với trẻ dưới 6 tuổi, nếu đứa trẻ không nghe lời thì chúng ta sẽ cho nó timeout.Chúng ta đặt một cái ghế ở một góc an toàn trong nhà và cái ghế đó không được rời chỗ khác. Kế bên nghế không để gần bất kỳ cái gì khác. Và cho nó ngồi vào đó.Có một câu rất nổi tiếng “Đối với trẻ em dưới 6 tuổi thì: mọi lúc đều là giờ chơi, mọi nơi đều là chỗ chơi, mọi việc đều là trò chơi, mọi thứ đều là đồ chơi và mọi người đều là bạn chơi.”Do đó chúng ta không để bất kỳ cái gì gần cái ghế đó vì nó sẽ nghịch.

Vậy thời gian timeout là bao lâu? Theo nghiên cứu của nhi khoa viện hàn lâm Hoa Kỳ thì mỗi 1 tuổi thì thời gian timeout là 1 phút. Có nghĩa là bé 3 tuổi thì timeout trong 3 phút. Và một ngày không quá 20 lần timeout.Chi A: Em nghĩ 3 phút là quá ít.Chị Liên: Chúng ta quen suy nghĩ của xã hội phong kiến trung cổ, trừng phạt có nghĩa là hành hạ, nhưng thời hiện đại trừng phạt chỉ có nghĩa là nhắc nhở. Cho nên không cần phải làm cho nó đau khổ.

Vậy khi chúng ta kêu bé ngồi mà bé không ngồi thì mình cần phải làm gì? Không lẽ mình đè nó xuống, cột nó lại ?Không, như thế thì còn bạo lực hơn nữa.

Nếu bé không ngồi thì chúng tã sẽ lấy dần đi các cái nó muốn: không ngồi thì cuối tuần không ăn KFC, không ngồi nữa thì không có pepsi trong tủ lạnh, không ngồi nữa thì sẽ thay vì 1h xem TV, chỉ còn 0.5h xem TV,.. cứ như vậy.Nó sẽ học được một bài học là Hậu quả đương nhiên.

Chị A: Nếu nó không muốn gì cả thì sao ạ?

Chị Liên: Trẻ em nó là con người, là động vật nên nó có rất nhiều ham muốn. Không có một trẻ em nào mà không có một ham muốn nào cả.Cha mẹ luôn biết con thích cái gì, muốn cái gì, ghét cái gì, sợ cái gì.

Mục đích của Timeout là cho đứa bé nó lắng xuống, cho nó calm down để nó có khả năng quản lý cảm xúc, tình cảm của nó. Sau này tự nó có thể điều khiển được cảm xúc của mình.

Có một câu chuyện cũng rất hay sau đây, Liên xin được chia sẻ.

Nếu mày nhìn thấy một đống người rớt xuống sông thì mày sẽ cứu ai trước.

Ai nghĩ mình sẽ cứu người xa lạ trước, ai nghĩ là mình sẽ cứu người thân mình trước??

Người Việt chúng ta là “Một trăm cái lý không bằng một tí cái tình” nên chắc chắn là chúng ta sẽ trả lời “Tôi sẽ cứu người thân mình trước”, đúng không ạ?

Nhưng người Nhật thì họ sẽ trả lời sao? “Không, tôi sẽ cứu người không biết bơi trước”

Chính vì thế mà Nhật Bản mới trở thành cường quốc thứ 2 thế giới từ cái đống tro tàn của Hiroshima và Nagasaki.

Cái mà chúng ta muốn dạy cho con chúng ta là dạy con có khả năng quản lý cảm xúc chứ không phải là nô lệ của cảm xúc. Nên khi bé ngồi vào cái nghế này thì chính là lúc bé tìm cách quản lý cảm xúc của mình.Bé trên 6 tuổi thì khả năng quản lý cảm xúc lớn hơn rồi nên chúng ta không sử dụng phương pháp timeout nữa mà chúng ta sẽ sử dụng Bảng điểm.

(Phần 2)

Với bé trên 6 tuổi thì khả năng quản lý cảm xúc cao hơn rồi nên mình sử dụng Bảng điểm.

Trên bảng điểm ghi rất rõ các việc làm được cộng điểm và các việc làm bị trừ điểm.

Ăn cơm trong 30 phút, gặp người lớn chào hỏi, học bài đúng giờ,..

Và chúng ta sẽ tổng kết cuối mỗi tuần. 1 điểm sẽ là phần thường nhỏ, 2 điểm phần thưởng to hơn,..

Tại sao lại như vậy? Chúng ta không nên áp dụng là 10 điểm thì được thưởng còn không được 10 điểm thì không được gì, như vậy sẽ dạy cho bé: hoặc là có tất cả hoặc là không có gì cả. Như vậy lớn lên nó sẽ: nếu con quí vị thuộc hàng mạnh mẽ nó sẽ lấn át người khác, nếu yếu đuối nó sẽ chấp nhận để người khác lấn át nó.

Nếu tổng điểm mà âm thì chúng ta sẽ lấy bớt đi những cái muốn của nó. Xin thưa là nó có hàng triệu cái muốn, đơn giản vì nó là con người.

Bảng điểm này không chỉ dành cho con, mà sẽ dành cho cả gia đình vì có ai không bao giờ làm sai không, có ai luôn luôn đúng không? Cho nên trong xã hội hiện đại mọi người đều có quyền bình đẳng như nhau. Nên cái bảng điểm này sẽ có cho bố, mẹ mỗi người một cột nữa.

Có rất nhiều bố mẹ đã thực hành bảng điểm thì mọi người đều phản ánh là rất vui, con cái rất là hứng thú và hợp tác.

Theo tư tưởng của hệ phong kiến thì cha mẹ muốn con Nghe Lời, còn hệ tư tưởng của hệ dân chủ là cha mẹ muốn con Hợp Tác.

Do đó cha mẹ muốn con hợp tác thì cần thương lượng với con, thỏa thuân với con. Cha mẹ không muốn con đánh bạn thì cha mẹ không được đánh con. ĐÁNH là xấu thì cha mẹ ĐÁNH cũng xấu, con ĐÁNH cũng xấu, ông trời ĐÁNH cũng xấu.

 Có một phụ huynh tham gia đã kể câu chuyện sau về bảng điểm:

"Em thì không phản đối việc sử dụng bảng điểm thế nhưng mà có câu chuyện là ở nhà em cũng có một cái bảng điểm.

Nếu con làm được việc tốt thì sẽ cho 1 sao, mỗi một sao thì được 20 nghìn. Nếu con được điểm 10 thì sẽ được 1 sao.

Con lúc nào đi học cũng cố gắng được điểm 10, nhưng cô giáo gọi điện lại và báo với bố mẹ mà dạo này con rất nhút nhát, sợ bị sai, sợ bị điểm không phải 10.

Lúc đó vợ chồng em rất lo lắng, có lẽ tại cái bảng điểm mà con mình đã trở nên nhút nhát như vậy."

Chị Liên

"À, cái đó là tại vì sao? Đó là tại vì chị đo đạc trên kết quả chứ không đo đạc trên sự cố gắng. Không thể nào mà tất cả mọi người đều 10 điểm, không thể nào mà tất cả mọi người đều hạng nhất, không thể nào mà tất cả mọi người đều học đại học, ai quét rác, ai bán vé số?

Chúng ta vẫn ở trong xã hội phong kiến cho nên vẫn còn Cao thì hay mà Thấp thì dở.

Còn trong xã hội văn minh thì tất cả mọi người chỉ có vai trò khác nhau, còn tất cả các vai trò đó đều quan trọng như nhau.

Vì một cái đinh thiếu cũng có thể làm đổ nguyên 1 cái nhà.


Do đó, thay vì chị cho con chị 1 sao nếu con được điểm 10 thì chị cho con 1 sao nếu con học bài đúng giờ. Như thế thì con chị không bị sao cả."


Người Việt mình có 1 câu rất hay: tận nhân lực chi thiên mệnh. Có nghĩa là chúng ta cố gắng hết sức thôi, còn kết quả ra sao thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngoài tầm kiểm soát của mình."

Do đó Liên luôn muốn nói với phụ huynh là gì: đừng đòi hỏi con mình phải hạng nhất, đừng đỏi hỏi con mình phải 10 điểm, vì sao?

Vì nó không được 10 điểm LÀ do cái người cho nó cái gen không được 10 điểm

Do đó, hãy khuyến khích sự cố gắng, đừng khuyến khích kết quả.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Cốt lõi của KỶ LUẬT KHÔNG NƯỚC MẮT là ý chí tự mình muốn theo đuổi cái tốt và tránh xa cái xấu, chứ không vì sợ hãi bạo lực hay thèm thuồng quyền lợi.

Cổ văn Việt Nam có câu "Người quân tử giữa nơi thanh vắng vẫn giữ lễ" vì người quân tử biết rằng giữ lễ là tốt chứ không phải vì cần ai khen hay sợ ai chê.

Nhiều cha mẹ thú nhận từng ít nhiều đánh mắng con bởi họ muốn dạy con nên người, hoặc bất lực trong dạy con, thiếu nghệ thuật giao tiếp với con trẻ , giận cá chém thớt , …


Theo Thạc sĩ Trần Thị Ái Liên, người sáng lập và cũng là Giám đốc điều hành Bạn của bé, trẻ bị cha mẹ đánh mắng thường có tâm lý chống đối, đặc biệt dễ phát triển lệch lạc và ưa bạo lực khi trưởng thành. Vì vậy, để phạt con hiệu quả mà không cần đòn roi, cha mẹ cần nhớ nguyên tắc của kỷ luật không nước mắt :
Không nạt nộ, đánh đập: Bị đánh không khiến trẻ biết cách cư xử đúng hơn, học làm chủ hành vi tốt hơn mà sẽ ‘dạy’ trẻ biết cách né tránh, đổ lỗi, biện minh hoặc tìm cách không để bị ‘tóm’ khi mắc sai lầm. Đặc biệt, trẻ con dường như nhớ sự trừng phạt hơn là lý do mà nó bị phạt. Nó sẽ cư xử vì sợ hãi thay vì muốn hành động đúng. Phải có quy tắc ứng xử, cha mẹ phải làm gương và cần nhớ nguyên tắc khen tốt hơn chê. Cùng hành vi đánh em, nếu cha mẹ nói “Con hư quá!” khiến trẻ nghĩ mình “hư” nên hư luôn, còn nếu nói “Em lại bị đánh nữa rồi!” thì trẻ thấy trách nhiệm của mình. Vì vậy, theo bà Liên, cha mẹ chỉ nên chê “hành động” và không nên chê “con người”. Khi hành xử như thế thì cha mẹ cùng “phe” với con để chống lại hành vi xấu, từ đó mở ra cách đối xử “chúng ta sẽ không để chị bị đánh nữa nhé!”.

Trong trường hợp, cha mẹ gọi nhưng trẻ không có phản ứng gì. Không phải là con trẻ muốn lơ bạn đi, không chịu nghe lời mà mỗi trẻ một tính. Có trẻ nhanh, có trẻ chậm, nghe cha mẹ gọi hay nói gì đó thì mới từ từ có phản ứng lại, do đó, cha mẹ hãy kiên nhẫn và cho trẻ thêm thời gian để phản ứng. Khi đặt mình vào vị thế của con trẻ, bạn sẽ hiểu trẻ muốn gì. Một số phụ huynh hay dùng chiêu thưởng để dụ dỗ, mua chuộc trẻ ngoan hơn. Thưởng cho trẻ không có gì là xấu, nhưng dùng phần thưởng để ‘hối lộ’ sẽ khiến trẻ sinh hư. Có nhiều tình huống, cha mẹ có thể đưa ra phần thưởng trước để trẻ có tinh thần cố gắng. Nhưng phần thưởng không được quá lớn hơn so với thành tích của trẻ. Ví dụ, trong tuần con có được 3 điểm 10, con sẽ được thưởng một món quà A, 4 điểm 10 con được thưởng món quà B… Khi thưởng cho trẻ, không nên rập khuôn, cứng nhắc… Ngoài ra, cần có luật chơi trong gia đình. Thạc sĩ Ái Liên khuyên: “Luật chơi” trước hết là thời gian biểu, trẻ cứ thế mà làm, không có gì bàn cãi. Chẳng hạn, mỗi ngày trẻ được chơi game 30 phút thì trẻ không có “quyền” ngồi lì trước màn hình vi tính mà quên hết các việc khác. Cha mẹ nên cho trẻ tham gia “soạn thảo luật”, từ đó tự giác thực hiện. Nhưng để “luật” thật sự “đi vào cuộc sống” trong gia đình, chính cha mẹ phải tuân thủ. “Trẻ làm theo những gì cha mẹ làm chứ không phải lời cha mẹ nói”.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Không tự nhiên sinh con ra đời là mình thành cha mẹ tốt, cũng như biết bơi không có nghĩa là biết cứu người chết đuối. Sanh con là bản năng tự nhiên của con người, nhưng nuôi dạy con trong thời hiện đại này thì phải học hỏi và rèn luyện.
- Muốn con ngoan thì phải học cách dạy con, - Muốn con khỏe thì phải học cách nuôi con, - Muốn con thành công thì phải học cách hướng dẫn và đồng hành cùng con, - Muốn con gần gũi gắn bó với mình, thì phải học cách lắng nghe và chia sẽ cùng con.
 - Đừng buộc con phải lớn lên như kiểu cây Bonsai - Đừng để con phải lớn lên như cây dại
Hãy tạo điều kiện cho con lớn lên như cây trong vườn quốc gia. Tự nhiên phát triển hết tiềm năng của mình, và được che chở để tránh những đe dọa của môi trường
Cha mẹ chúng ta đã sinh ra và lớn lên trong bạo lực nên họ đã học cách giải quyết vấn đề bằng bạo lực.
Chúng ta không cần bắt chước họ, lại càng không nên trách họ.
Hãy tha thứ cho hành động bạo lực sai trái của cha mẹ, và thông cảm vì họ thật sự muốn tốt cho chúng ta nhưng không biết làm sao khác hơn.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Khen & Chê là hai cực của vấn đề làm sao để khuyến khích hành vi tích cực của trẻ.
- Hãy quan sát liên tục và tranh thủ khen con suốt trong ngày và trong tuần.
- Hãy làm gương cho con bằng cách khuyến khích con khen mình khi mình làm đúng
Người biết khen là người biết cho một cách hữu hiệu, không tốn kém và nhận hạnh phúc ngay lập tức
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hãy dạy trẻ . . .
- NHẬN RA CẢM XÚC CỦA MÌNH và cảm xúc không có gì là xấu cả
-Hãy NÓI RA CẢM XÚC CỦA MÌNH để giúp bé hiểu rằng cách tốt nhất để thể hiện tình cảm là lời nói, để không bị u uất chồng chất,
- KHÔNG DÙNG BẠO LỰC ĐỂ THỂ HIỆN CẢM XÚC để không hại ai, không phải hối hận, và không đỗ vỡ quan hệ.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
(Phần 3)

CHƠI CÙNG CON

Hãy cùng tận hưởng thời gian tuyệt vời khi chơi cùng con nào!

Đối với người lớn, ăn- uống- ngủ- làm việc- nghỉ ngơi là nghiêm túc thì đối với trẻ em, CHƠI ĐÙA là NGHIÊM TÚC.

Vì vậy, với trẻ em:

- Giờ nào cũng là giờ chơi.
- Chỗ nào cũng là chỗ chơi.
- Cái gì cũng là đồ chơi.
- Ai cũng là bạn chơi.

Mục đích chính của chơi đùa là: VUI, ẩn sau đó mới là "học".

Vì vậy, khi chơi với con, chúng ta hãy chơi bằng 5 giác quan (âm thanh như la hét, ố, á, úi, ai dà nóng quá, cha cha lạnh quá...) Khi dạy con, chúng ta phải dạy đúng, vì vậy, nếu có gì mình chưa chắc chắn có đúng ko thì đừng dạy vội, hãy nói với con rằng, cái này mẹ/ bố chưa biết rõ, để bố/ mẹ tìm hiểu rồi sẽ cho con biết sau nhé. Còn khi chơi với con, nếu con có nói gì sai, bố mẹ đừng chỉnh sửa gì cả, chỉ cười thôi. Tại sao lại thế?

Tại vì: nếu chúng ta chỉnh sửa sai sót của con ngay lập tức, là chúng ta đặt mục đích học lên trên mục đích chơi vui của con, con sẽ cảm thấy mấy hứng. Cứ nhiều lần như thế, con trẻ sẽ dần mất đi sự tự tin, tự nhiên, sẽ băn khoăn ko biết mình chơi thế có đúng ko? mình nói thế có đúng ko?...

Không chỉnh sửa khi con chơi, ko có nghĩa là con sai mình để mặc con. Mình sẽ ko trực tiếp chỉ cho con chỗ sai mà là gián tiếp giúp con nhận ra chỗ sai của mình và con sẽ tự sửa. Ví dụ: 1. Có 5 anh em siêu nhân, con đếm 1, 2, 3 ,4, 5 nhưng khi hỏi con có mấy chú siêu nhân, con lại nói là 3 thì hãy đừng chỉnh con là "có 5 chú chứ". Thay vì nói như vậy, mình có thể nói với con là: ồ, con chỉ cần 3 chú siêu nhân thôi àh, vậy con lấy 3 chú, còn bố/ mẹ lấy 2 chú nhé. Rồi đếm lại 1, 2, 3, 4, 5 nè, của con 3 chú nè 1, 2, 3, còn của bố/ mẹ 2 chú (1, 2). Như vậy, chúng ta ko chỉ ra rằng con đã sai, mà là mình đang dạy con 3 + 2 = 5. 2.

Khi con đã biết phân biệt màu sắc rồi, nếu con cầm 1 chú siêu nhân màu xanh mà nói là mầu trắng. Bố/ mẹ cũng ko nên sửa lại là "màu xanh chứ con" mà chỉ cười thôi, rồi đưa chú siêu nhân màu trắng ra cho con và hỏi con chú này mầu gì. Lúc đó, con sẽ tự nhận ra chú này màu trắng và chú kia màu xanh...

3. Khi con có đồ chơi mới, bố mẹ đừng vội hướng dẫn con cách chơi. Hãy để con tự mình khám phá đồ chơi đó và cho con tự chơi theo trí tưởng tượng của con. VD: Bộ đồ chơi cá ngựa ko phải chỉ có cách chơi bình thường như mình vẫn hay chơi. Đối với trẻ con, con có thể tưởng tượng ra nhiều thứ khác và chơi theo cách của con, hãy để cho trẻ được tự do tưởng tượng và mơ mộng. TƯỞNG TƯỢNG VÀ MƠ MỘNG là cái NÔI của các phát minh vĩ đại.

Chỉ khi con mầy mò mãi mà chưa biết cách chơi, con cần bố mẹ giúp, thì bố mẹ chỉ hướng dẫn con thôi, rồi hoặc để con tự chơi hoặc mình chơi cùng con. Nếu thấy con làm sai thì cũng đừng nhắc nhở gì cả. VD như trò chơi ghép tranh, mình chỉ hướng dẫn con cách ghép (giúp con nhận biết miếng ghép nào ở vòng ngoài, ghép từ ngoài vào trong), sau đó cứ nhìn con chơi hoặc bố mẹ làm việc khác, kệ cho con chơi một mình rồi thỉnh thoảng ngó xem con ghép đc chưa, nếu ghép đc 1 vài miếng ghép thì lại khích lệ con "ôi, con giỏi thế, con ghép đc mấy miếng rồi nè, con ghép tiếp đi nhé, khi nào xong thì gọi bố/ mẹ nhé, Dzê!". Nhiều khi bố mẹ hay sốt ruột, thấy con ghép một miếng ghép vào sai chỗ là lại bảo con xoay lại đi hoặc con ghép miếng khác đi... như vậy, con sẽ trở thành con rối trong tay bố mẹ, chơi theo sự chỉ đạo của bố mẹ thì còn vui được ko?

4. Khi chơi/ đọc truyện cho con, bố mẹ hãy ko ngừng hỏi con các câu hỏi mở (5W- 1H) What, When, Who, Why, Where & How.

Hãy khuyến khích con hỏi bố mẹ để khám phá thế giới và nhớ rằng: THERE IS NO STUPID QUESTION (Không có câu hỏi nào là ngớ ngẩn). Nếu câu hỏi của con là câu hỏi mới, bố mẹ sẽ trả lời thật chi tiết, đầy đủ nhất có thể để giảng kiến thức cho con, với những câu hỏi mà bố mẹ nghĩ con có thể tự trả lời đc, thì bố mẹ sẽ hỏi lại con, dẫn dắt con tự đưa ra câu trả lời.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Cách đọc truyện/ kể chuyện C-A-R-E:

Combine: tổng hợp (sau khi đọc xong, bố mẹ hỏi lại con xem trong truyện có bao nhiêu con vật/ người,... (có thể dùng câu hỏi mớ 5W- 1H).

Act: Diễn đạt (bố mẹ nên đọc/ kể truyện với giọng đọc thật ly kỳ, cuốn hút và còn có thể diễn đạt bằng hành động, sử dụng cả ngôn ngữ cơ thể để tăng phần hứng thú, hấp dẫn cho con)

Role play: Đóng vai (bố mẹ nên hỏi con để con tự phân vai cho con và cho bố mẹ).

Expand: Mở rộng (sau khi đọc xong truyện, bố mẹ có thể hỏi con rằng mình có thể thay các nhân vật trong truyện thành các con vật/ ng khác... để giúp con động não và tư duy ra khỏi khuôn khổ của câu truyện vừa rồi. Cái đó ng ta gọi là "Thinking outside of the box".

Đừng phủi đi câu hỏi của trẻ con mà thành thật nói là mình không biết nếu như mình thật sự không biết. THERE IS NO STUPID QUESTION. KHÔNG CÓ CÂU HỎI NGU NGỐC, chỉ có người ngu ngốc mới dán nhãn ngu ngốc cho câu hỏi mà thôi

------------------------------------------------------------------------------------------------------------

MẸ ƠI . . . XIN ĐỪNG

KHÔNG GIẬT đồ chơi hay bất cứ vật gì ra khỏi tay trẻ

--> lấy một thứ an toàn để đổi lấy vật nguy hiểm bé đang cầm

--> Nếu quá gấp giữ tay bé lại, nói chuyện trong khi chờ người nhà lấy vật an toàn đổi

--> Hoặc chỉ một vật gì đó để bé chú ý và quên vật trên tay rồi mới lấy KHÔNG ĐỨNG nói chuyện cao hơn tầm của bé

--> Ngồi xuống ngang tầm hoặc thấp hơn, rồi mới nói hay đùa giỡn KHÔNG NÓI, KHUYÊN BẢO, DẶN DÒ khi bé đang chạy chơi đùa giỡn hoặc xem tivi

--> đề nghị bé đứng lại --> Ngồi xuống ngang tầm cùng bé --> Đề nghị bé nhìn thẳng vào mắt mình và tập trung

--> Khi bé tập trung rồi mới nói KHÔNG KHUYÊN BẢO khi bé đang khóc hoặc rất giận dữ và mất bình tĩnh

--> Nói với bé là bạn sẽ chờ khi bé hết khóc rồi sẽ thảo luận

--> chờ bé hết khóc, hỏi bé sẵn sàng chưa

--> Khi bé trả lời sẵn sàng, bạn bắt đầu khuyên bảo KHÔNG SO SÁNH bé với trẻ hàng xóm, bạn cùng lớp

--> So sánh bé với chính bé ngày hôm qua, tuần trước, tháng trước, năm ngoái KHÔNG khuyên bảo trong khi Time-out

--> để bé được tĩnh lặng, tinh thần trầm xuống

--> Để bé có cơ hội suy nghĩ và tự tìm ra bài học kinh nghiệm cho tương lai KHÔNG cố gắng dạy dỗ trước khi bé hiểu được quy luật nhân quả

--> hãy để cho bé được thỏa thích khám phá thế giới của bé

--> Rào chắn những nơi nguy hiểm như phòng bếp, nhà tắm để bé không vào được

--> Trong khu vực của bé, bọc lại những góc cạnh bén nhọn, bọc ổ cắm điện, khóa của tủ, để những vật nguy hiểm xa tầm tay bé KHÔNG bế bé ra chỗ khác mỗi khi bé vừa cố gắng đến một nơi nào đó vì sợ nguy hiểm cho bé

--> hãy để cho bé được thỏa thích khám phá thế giới của bé

--> Rào chắn những nơi nguy hiểm như phòng bếp, nhà tắm để bé không vào được

--> Trong khu vực của bé, bọc lại những góc cạnh bén nhọn, bọc ổ cắm điện, khóa của tủ, để những vật nguy hiểm xa tầm tay bé

-------------------------------------------------------------------------------------------------------

NGHỆ THUẬT KHEN/CHÊ KHEN:

Trung thực, chân thành, & CHI TIẾT

--> có sao nói vậy, và chỉ nói cái chi tiết nhỏ đáng khen, không cần phải nói đến cái tổng thể không khen được

CHÊ: Làm sao KHÔNG TỔN THƯƠNG mà chỉ để xây dựng.

Vì vậy, - CHỦ NGỮ là hành động, lời nói, hay sự việc, đừng bao giờ là con người để người bị chê không cảm thấy bị tấn công.

Hơn nữa chỉ có hành động thì có xấu tốt, con người thì trung tính khi không có hành động

- NÓI TÊN HÀNH ĐỘNG RÕ RÀNG, đừng dùng từ chung chung và mang tính phán xét như HƯ, LÌ, PHÁ, QUẬY, NGU NGỐC, DỞ HƠI, MÂT DẠY . . .

- GIẢI THÍCH, tại sao hành động này là nên/không nên. Nó có hại gì cho ai - CHO PHÉP người bị chê được PHÂN BUA, vì biết đâu mình đã hiểu sai động cơ, hay chi tiết trong việc làm của họ.

Hãy hỏi "TẠI SAO LÀM NHƯ VẬY" và "MỤC ĐÍCH CỦA HÀNH ĐỘNG/LỜI NÓI NÀY LÀ GÌ?

Bà Nguyễn Thị Hồng Ngát, nhà thơ, biên kịch điện ảnh, từng là phó cục trưởng cục điện ảnh đã có phát ngôn "Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo" Đây là câu nói của tư duy phong kiến độc tài. Trong xã hội văn minh, con hay bất ai có toàn quyền chê bai bất cứ ai, trong đó có cha mẹ, thầy cô giáo . . . và đương nhiên là cả chính quyền.

Chê một cách lễ phép, có căn cứ và với tinh thần xây dựng thì là quyền được phát biểu của mỗi con người. Và người "được" chê hãy cám ơn người "chê" vì nhờ họ mà mình biết điểm nào mình cần hoàn thiện và sửa chữa.

Chê vô lối, quy kết, phán xét, dán nhãn, không căn cứ thì không có ai có quyền chê như vậy với ai cả, luôn cả trẻ con, thậm chí là với chó. TẠI SAO, vì đó là bạo lực tinh thần. TRONG XÃ HỘI, VĂN MINH, KHÔNG AI CÓ QUYỀN BẠO LỰC VỚI AI CẢ

-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Phần cuối:


Cách bảo vệ con khỏi những kẻ biến thái

Người mắc bệnh “ấu dâm” (có ham muốn tình dục và có hành động tình dục với trẻ nhỏ) có thể xuất hiện ở khắp mọi nơi, bất kỳ nước nào, dưới bất kỳ hình thái xã hội nào và ở bất kỳ địa điểm nào.

Tuy nhiên, những người này có thể che giấu sự bệnh hoạn của mình bằng nhiều cách, trong đó có không ít kẻ thể hiện bên ngoài là người đàng hoàng, đáng tin cậy, vui vẻ, yêu thương trẻ nhỏ.

Cẩn thận với những người nào tỏ ra yêu thương thái quá con bạn, tặng con bạn rất nhiều quà. Chỉ cần người lớn một phút lơ đãng, đứa trẻ có thể rơi vào vòng nguy hiểm vì những kẻ bệnh hoạn như vậy. Nhưng cũng chỉ cần người lớn để ý xung quanh một chút thì sẽ nhanh chóng phát hiện ra kẻ bệnh hoạn đó.

Trên trang web chuyên đưa ra những lời khuyên giúp cha mẹ bảo vệ an toàn cho con cái trước những kẻ ấu dâm (www.child-safety-for-parents.com), các chuyên gia tâm lý và tội phạm đúc kết một số lời khuyên cho các bậc cha mẹ như sau:

- Cha mẹ nên nghi ngờ bất kỳ ai thích dành thời gian với con bạn nhiều hơn với bạn. Kiều người này thường đề nghị được chăm sóc con bạn, hoặc dành thời gian chơi riêng với con bạn. Hãy cẩn thận với những người nào tỏ ra yêu thương thái quá con bạn, tặng con bạn rất nhiều quà. Những kẻ biến thái thường cố tìm cách lấy lòng con trẻ bằng nhiều cách, lắng nghe và chia sẻ để biết điểm yếu và điểm mạnh của con bạn để dễ bề lợi dụng.

- Cha mẹ hãy thật khó tính khi chọn người nhờ chăm con lúc bận làm việc khác.

- Cha mẹ hãy để ý xem thái độ của con bạn với người đó thế nào, có sợ sệt, lo lắng không.

- Cha mẹ hãy chỉ bảo cho con những bộ phận nào trên cơ thể là tuyệt đối không để người khác sờ vào, ví dụ những phần mà chiếc áo tắm đã che lại. Nếu có, con cái phải nói ngay với cha mẹ, và cha mẹ hãy tin con mình trong những trường hợp em báo bị lạm dụng, vì thường trẻ con không biết bịa đặt những điều như vậy.

- Hãy nói với con rời ngay những địa điểm gây cảm giác sợ hãi hay lo lắng.

- Cha mẹ hãy giúp con hiểu rằng trong gia đình không có gì gọi là bí mật giữa bố mẹ và con cái. Những kẻ ấu dâm thường dọa nạt, thuyết phục, ép con bạn giữ bí mật về những hành vi chúng đã thực hiện.

- Không để cho con đi vào nhà vệ sinh công cộng một mình và luôn biết con mình đang ở đâu, với ai.

- Nếu con bạn có bất kỳ thái độ khác lạ nào như khó ngủ, gặp ác mộng, vẽ hình liên quan tới tình dục hay có những hành động tình dục khác với những đứa trẻ khác, sợ hãi địa điểm hay người mà trước đây em không sợ thì bạn cần phải nghi ngờ và tìm hiểu.

- Hãy để ý những điểm bất thường trên cơ thể con bạn như đi lại khó, bị bầm tím ở bộ phận sinh dục…

- Hãy cho con cái ăn mặc kín đáo.

Cách tốt nhất bảo vệ con bạn là khiến con bạn trở thành mục tiêu khó tiếp cận với những kẻ bệnh hoạn. Các chuyên gia tâm lý cho biết phần lớn những kẻ biến thái sẽ bỏ cuộc nếu tình hình không thuận lợi. Tuy nhiên, phát hiện ra kẻ biến thái là một chuyện, nhưng nếu cha mẹ hoặc người lớn xung quanh không hiểu phải làm gì để ngăn chặn những kẻ đó thì hậu quả vẫn có thể xảy ra.

Điều đáng buồn là những bậc cha mẹ biết con mình đang gặp nguy hiểm nhưng lại quá nhẹ tay đối với những kẻ đó, như “la mắng và ngăn cấm” như trong trường hợp của bé N. ở huyện Hóc Môn (Tuổi Trẻ ngày 22-10-2012) để rồi hối hận cũng đã muộn màng. Những đau đớn thể xác và di chứng đối với tâm lý con trẻ sẽ còn theo các em rất lâu dài. Trước khi công an có thể giúp, bạn hãy chủ động tự giúp con mình với việc thu lại bằng chứng.


DẠY CON TÍNH TỰ GIÁC: BƯỚC ĐẦU LÀM CHỦ BẢN THÂN

Có lẽ bất kỳ ai trong chúng ta, đều đã từng vài lần chìm đắm trong cái đám đông hỗn độn vì kẹt xe ngoài đường phố. Ngoài những lý do khách quan mà ai cũng biết, thì một yếu tố cũng không kém phần quan trọng góp phần làm cho tình trạng này trở nên rối rắm hơn, đó là khi người tham gia giao thông không có ý thức tự giác chấp hành chuyện nối đuôi nhau và không vượt qua bên trái đường.

Đây chỉ là một trong rất nhiều tình trạng chưa tốt trong xã hội chúng ta, do việc mỗi người chưa có được ý thức về việc phải gìn giữ môi trường một cách tự giác, mà chỉ chấp hành đôi khi rất miễn cưỡng, nếu có sự giám sát của giới hữu trách. Điều đó cho thấy, ý thức tự giác không thể tự nhiên hình thành mà phải trải qua một quá trình giáo dục lâu dài.

“Gieo hành động, gặt thói quen – Gieo thói quen, gặt tính cách – Gieo một tính cách, gặt số phận”

Đây là điều mà hầu như ai cũng biết. Nhưng trong việc giáo dục con, đôi khi chúng ta không gieo mà chỉ thích gặt, hay có khi lại muốn nhờ người khác gieo hộ cho mình hoặc chỉ biết há miệng chờ sung! Trong khi đó sự phát triển nhận thức để hình thành nhân cách của trẻ thì lại không biết chờ, mà lại còn sẵn sàng tiếp nhận những mầm mống không tốt đầy rẫy xung quanh trẻ để gieo vào tâm hồn trẻ những thói quen xấu!

Vì thế việc tập cho trẻ có những hành động tự giác ngay từ nhỏ, bắt đầu từ những việc đơn giản nhất, chính là biện pháp tốt nhất để gieo vào tâm hồn các em ý thức tự chủ trong mọi hành vi ứng xử sau này.

KHI NÀO THÌ CÓ THỂ DẠY TRẺ Ý THỨC TỰ GIÁC?

Chúng ta đã biết là ý thức về bản thân được hình thành từ khi trẻ đi những bước chập chững để từng bước khám phá thế giới chung quanh lúc trên 1 tuổi. Nhưng sự nhận thức về cái Tôi – phân biệt được bản thân, biết rõ về sơ đồ cơ thể thì chỉ khi đến 3 tuổi, trẻ mới có được sự nhận biết rõ rệt nhất – Trẻ mới biết nói không, thậm chí còn hơi bị…nhiều khi cái gì cũng…không, dù sau đó nếu mẹ cất đi không cho thì lại…khóc!
Vì vậy, để có sự tiếp nhận tốt nhất những hướng dẫn nhằm giúp trẻ hành động và ý thức về tính tự giác, thì các bậc cha mẹ nên bắt đầu trong giai đoạn xung quanh 3 tuổi. Trong giai đoạn này, trẻ đã bớt dần tính ái kỷ, là tính chỉ biết có mình và suy nghĩ “cái gì trong tay ta là của ta.” Trẻ bắt đầu mở rộng mối quan hệ với những trẻ khác, biết quan tâm đến những người và sự kiện xung quanh mình, biết chơi chung với bạn bè. Vì vậy việc cho trẻ đi học là cần thiết. Đây cũng là thời điểm thích hợp để giúp trẻ có được những ý thức về tự giác và bắt đầu có sự phát triển về trí tuệ cảm xúc (EQ) cũng như về tư duy logic.

DẠY TRẺ SỰ TỰ GIÁC BẰNG CÁCH NÀO?

Khi đứng trước một trang giấy trắng, ai cũng có cái cảm giác là muốn viết hay muốn vẽ một cái gì lên đó. Đứa trẻ tương tự như một tờ giấy trắng, chúng ta cũng rất thích tác động lên đó. Chúng ta có thể vẽ lên đó những hình ảnh đẹp, và cũng có thể bôi bẩn nó bằng những nét nguyệch ngoạc vô ý thức. Vì vậy, khi muốn dạy cho trẻ ý thức tự giác, chúng ta phải biết dùng cách nào, công cụ nào để vẽ lên tờ giấy đó những hình ảnh hữu ích, nếu không thì chính chúng ta đang bôi bẩn tâm hồn đứa trẻ!

Để dạy trẻ thì phải chăng là chúng ta sẽ đối diện, và nói với bé là con phải ngoan, con phải biết tự đi đánh răng mỗi buổi sáng, tự lấy quần áo ra mặc, buổi tối phải tự biết lấy vở ra chép bài không thì mẹ sẽ phạt 3 roi?

Điều đó đúng, nhưng chỉ đúng với chúng ta, đúng với cái suy nghĩ logic của người lớn chứ không phải với sự nhận thức và tư duy của một trẻ lên 3! Trẻ cũng có thể làm nhưng thường chỉ làm được khi chúng ta phải nhắc nhở nhiều lần hay dưới sự giám sát của người lớn hoặc sau rất nhiều cái …3 roi! Nói cách khác, yêu cầu thì hoàn tất nhưng ý thức tự giác vẫn là con số 0, thậm chí còn hình thành tính chống đối, không bắt buộc thì sẽ không làm!

Thế thì phải dạy bằng cách nào? Chúng ta hãy biến những hoạt động mang tính bổn phận thành những trò chơi – mà đối với trẻ em, thì trò chơi chính là các hoạt động rất nghiêm túc! Vì thế khi chúng ta chơi trò “mèo con rửa mặt” hay “thỏ mặc quần áo nhanh” hoặc “xem ai nhanh hơn” .v.v. là chúng ta đang “làm việc” với trẻ hay đang “dạy” trẻ một cách nghiêm túc đấy!

DẠY TRẺ NHƯ THẾ NÀO?

Không phải chỉ biến việc dạy trẻ thành trò chơi là đã xong, để rồi trẻ muốn chơi sao thì chơi. Mà việc giúp trẻ hình thành ý thức tự giác vẫn đòi hỏi một số những nguyên tắc. Trước hết, đó là chúng ta để cho trẻ quyền chọn lựa, không phải là chọn lựa giữa cái không và cái có mà là chọn lựa giữa việc thực hiện như thế này, hay thực hiện như thế kia. Sau đó trong giai đoạn đầu, chúng ta cũng cần biết cách “tập huấn” cho trẻ theo từng bước, hướng dẫn cho trẻ làm những động tác cơ bản nhất.

Khi trẻ đã làm được thì có hai điều mà phụ huynh cần lưu ý: Hãy để cho trẻ tự làm, thậm chí có thể có những sai sót vì có như thế, trẻ mới biết rút kinh nghiệm và cho dù thời gian có dài gấp đôi nhưng chúng ta cũng nhất quyết là không nên can thiệp vào. Đây chính là nguyên nhân khiến cho việc dạy trẻ thất bại, vì cha mẹ thường không chịu nổi sự chậm chạp và vụng về của trẻ, để rồi “ra tay” hoàn tất công việc trong tích tắc, thay vì phải chứng kiến sự rề rà của trẻ.

Một yếu tố cần thiết nữa, đó là tính nhất quán – Trẻ không thể hình thành sự tự giác, nếu các hoạt động thường xuyên thay đổi về thời gian và cách thức. Vì vậy, hãy có thời khóa biểu sinh hoạt trong ngày cho trẻ, và cả nhà phải tôn trọng và tuân thủ thời khóa biểu này cùng với trẻ.

Một trong những biện pháp nâng cao “kỹ năng” là cho trẻ từng bước tham gia vào các hoạt động trong gia đình, như trong việc dọn dẹp, làm bếp, lau nhà, giặt quần áo..v.v. Chúng ta có thể nhờ bé làm một số việc lặt vặt, vừa làm vừa hướng dẫn thêm cho bé. Dĩ nhiên điều đó sẽ làm cho chúng ta mất thì giờ hơn, mệt hơn… Nhưng có hoạt động huấn luyện nào mà không mất thì giờ và công sức không?

DẠY TRẺ TRONG BAO LÂU?

Chắc hẳn là chúng ta sẽ tự nhủ, chuyện dạy trẻ những việc như đánh răng, rửa mặt, xếp quần áo, giữ bàn học gọn gàng ..v.v. là những chuyện nhỏ, dạy qua vài lượt là trẻ phải nhớ chứ. Điều này đúng, nhưng chưa đủ vì trước hết, có những bé nhạy bén, tiếp thu nhanh “ Thông minh vốn sẵn tính trời” nhưng cũng có những bé chậm chạp, rề rà hay vô tư, dạy trước quên sau. Vì thế, việc tập cho trẻ cũng phải tùy theo khả năng của từng em mà nhanh chóng hay phải kéo dài. Nhưng dù sao thì việc dạy trẻ cũng phải mang tính thường xuyên, từng bước một và luôn luôn cần được động viên, nhắc nhở.

Một điều quan trọng là trẻ rất thích được khen, mà thực ra thì ai chả thế? Vì thế, trong quá trình thực hiện, chúng ta nên có những lời nói có cánh, nhưng cũng phải hợp lý và chừng mực chứ không phải “gì cũng khen”! Còn nếu như trẻ làm sai, làm hỏng thì chúng ta lại không nên chê bai mà thay vào đó là những sự khuyến khích: “Mẹ biết là con có thể làm tốt hơn! Con làm như thế là không được, nhưng mẹ tin là con sẽ làm được mà!”

Như thế, để hình thành một tính cách, chắc chắn không thể là những tác động kiểu “mì ăn liền” mà là một quá trình giáo dục tiệm tiến, đi từ những chuyện nhỏ, kéo dài từ năm này qua năm khác. Nói như thế không có nghĩa là chúng ta cứ phải kè kè theo trẻ, hướng dẫn cho trẻ hết chuyện này sang chuyện khác, mà trong các năm tháng tiếp theo chỉ là sự quan tâm mang tính giám sát, hỗ trợ và đồng hành cùng trẻ.

Sẽ đến một thời điểm mà trong một số hoạt động, chúng ta nên để cho trẻ tự xoay sở, tự làm và tự chịu trách nhiệm về những gì mình đã làm. Việc cho trẻ tham gia các đội nhóm hoạt động theo sở thích hay theo các kỹ năng cũng là một cách giúp trẻ tự giáo dục mình thông qua các trẻ khác. Điều quan trọng là khi trẻ đã có được những khả năng cơ bản, những kiến thức và kinh nghiệm tối thiểu, thì chúng ta phải biết tin vào trẻ. Chính sự tin tưởng vào khả năng của trẻ sẽ là một động cơ tích cực giúp trẻ phát huy được ý thức tự giác một cách rất …tự giác!

TÍNH TỰ GIÁC CẦN THIẾT CHO TRẺ NHƯ THẾ NÀO?

Có lẽ ai trong chúng ta đều nhận thấy rằng, một số không nhỏ các trẻ em, thậm chí là thiếu niên, thanh niên và cả người lớn, đã không có khả năng tự chủ trong cuộc sống, thường chỉ có thể làm tốt nếu được “cầm tay chỉ việc” thậm chí là chỉ rồi mà vẫn làm sai vì không có sự tự tin – và phải có sự kiểm soát liên tục mới có thể hoàn thành công việc của mình. Điều này thường do thiếu một chữ “ Tự” trong quá trình thành nhân.

Ngay từ bé, nếu các em không được tập cho tính tự giác, thì thiếu khả năng tự giác sẽ đưa đến sự thiếu tự tin, khi đã không tin vào mình thì không thể có Khả năng tự chủ trong công việc, từ chuyện học cho đến chuyện làm. Và khi đã không có sự tự chủ thì chắc khó mà có thể có Tinh thần tự lập cho cuộc đời của mình!

Trong cuộc đời con người, có ba điều quan trọng là Lập ngôn, lập chí và lập nghiệp – mà muốn có được các điều này thì không thể chỉ biết dựa vào sự chăm sóc hỗ trợ của cha mẹ, và của những người xung quanh mà phải bằng sự Tự lập. Chính vì thế, ý thức tự giác mà chúng ta giúp cho con hình thành trong mùa xuân của cuộc đời, chính là bước đầu cho quá trình thành người. Một con người có thể bước đi trong cuộc đời bằng bàn chân và khối óc của mình cũng như tự tin vào chính mình. Điều đó, chúng ta gọi là Hạnh Phúc!